Khi một cá nhân hay doanh nghiệp bán hàng không chuẩn mà bị khách hàng phát giác, không lấy hàng quả đáng đời.
Nhưng một doanh nghiệp làm ăn uy tín mà bị khách hàng “phát giác oan” thì ngoài không bán được sản phẩm đó ra, với họ, đó như bị xúc phạm vào lòng tự trọng của họ – Bởi với họ, lợi nhuận là hàng thứ yếu, danh dự mới là thứ họ thật sự muốn gìn giữ
Bán hàng Nhật, kiếm tìm được nguồn hàng chuẩn, lại còn phải có kiến thức vững để chia sẻ những khúc mắc trong quá trình khách sử dụng sản phẩm,… ôi mẹ ơi thật là mệt….!!!
Với kinh nghiệm bán hàng và những kiến thức tra cứu được, xin phép được giải thích HÀNG NỘI ĐỊA NHẬT LÀ GÌ? và TẠI SAO MỘT SỐ HÀNG NỘI ĐỊA CHUẨN NHẬT LẠI KHÔNG THỂ DÙNG PHẦN MỀM MÃ CODE TRÊN ĐIỆN THOẠI KIỂM TRA ĐƯỢC?
1. Nguồn gốc của sự phát triển hàng Nhật trên thế giới tăng như vũ bão:
– Theo Tài liệu đọc được thì năm 1950 Nhật vừa là kẻ thất bại trong thế chiến thứ 2 với nền kinh tế lụi bại. Họ sản xuất các sản phẩm bình dân, bắt chước các nước Châu Âu, không được chú trọng cho lắm về chất lượng.
– Sau năm 1960 trở đi nhận thức được tầm quan trọng của nhu cầu khách hàng cao, các doanh nghiệp nhận định rằng chỉ có chất lượng mới có thể là bước đi lâu dài. Với khẩu hiệu ” Chất lượng gắn liền với danh dự quốc gia ” Nhật cho ra đời sản phẩm tốt, chất lượng cao, được kiểm tra nghiêm ngặt để phục vụ Khách hàng.
– Đến khoảng những năm 1990 thì nền kinh tế Nhật bản đã đạt thu nhập bình quân tính theo đầu người = 23.796 đô la, đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Thụy Sĩ (29.850 đô la).
= >>> Như vậy, từ một nước chiến bại, bị chiến tranh tàn phá, dân số đông, lương thực, thực phẩm rất thiếu thốn, nhưng chỉ sau vài ba thập kỉ, Nhật Bản đã vươn lên thành một nước siêu cường kinh tế và được gọi là “Thần Kỳ Nhật Bản” =>>> Họ phát triển dựa trên uy tín , và đó là nòng cốt của sự phát triển bền vững, lâu dài, và nhảy vọt.
*** Nói ngoài lề chút, có mẹ nào thuộc thế hệ 8X đời đầu trở về trước có nhớ khi chúng mình làm việc gì mang tính chất chuẩn, hay tốt một chút lại trêu nhau câu cửa miệng “Nét như Sony vậy” >>> Họ đã có chủ ý mà chúng ta thì vô ý mà được họ chuẩn hóa trong tiềm thức rằng: HÀNG NHẬT LÀ HÀNG CHUẨN.
Hàng Nhật nội địa ( Japanese Domestic Market-JDM ) và hàng Nhật Xuất khẩu ( Oversea Market Exproted-OME ) có gì khác nhau?
– Với tập toán khó hiểu, chỉ phục vụ các sản phẩm trong nước, nâng cao chất lượng phục vụ người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, Nhật chỉ sản xuất riêng các sản phẩm cho nước họ sử dụng mà không xuất khẩu ra nước ngoài đơn giản gọi là Hàng nội địa Nhật (JDM).
Về khoản này Nhật chắc là số 1, đẳng cấp và thương hiệu được nâng lên tầm cao mới. Họ tôn trọng các Quốc gia khác trên thế giới, nhưng CON DÂN của họ mới là số 1. Vâng, vì thế nên những gì mà họ sản xuất ra cho CON DÂN họ dùng hiển nhiên phải là những gì tốt nhất, chuẩn Nhật nhất.
– Tuy nhiên có 1 vấn đề cần lưu ý là: Hàng Nhật muốn đứng vững được trên thị trường thế giới cũng không thể không cân đối về giá cả khi bán ra. Dân Nhật người ít, số người nằm trong độ tuổi lao động không nhiều và còn vô vàn lý do khác khiến tiền công lao động ở Nhật cao chót vót. Vậy để giải bài toán kinh tế ấy, nhà sản xuất đã phải tìm đến các quốc gia có tiền công lao động thấp hơn như Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Việt nam, Indonessia … Hàng hóa sản xuất dưới sự giám sát chất lượng chặt chẽ của người Nhật đạt chất lượng Nhật, nhưng chi phí thấp hơn.
Đến khi hàng dập mác hiển nhiên phải Made in…. (nước sản xuất rồi), sau đó trả về Nhật kiểm duyệt gắt gao bởi Cục đo lường chất lượng của Nhật, theo tiêu chuẩn NỘI ĐỊA NHẬT thông qua và hàng hóa đó có mã 450 – 459 & 490 – 499 GS1 Nhật Bản (Japan) đầu số mã vạch của Nhật
Cũng vì thế mà có hàng hóa sản xuất 100% tại Nhật, lại có 100% tại nước khác hoặc 1 bộ phần nào đó của sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng vẫn đạt CHUẨN NỘI ĐỊA NHẬT, là hàng NHẬT CHUẨN
*** Ví dụ: Công ty Pigeon sản xuất Núm ti và bình sữa “thần thánh” cho các con hiện nay không có nhà máy đặt tại Nhật Bản mà chỉ có nhà máy đặt tại Thái Lan. Nhưng, chất lượng sản phẩm khi xuất vào thị trường các nước khác, cùng hình dáng hoàn toàn khác với chất lượng và hình dáng của chiếc bình xuất vào thị trường Nhật (cho người dân Nhật dùng).
Ngoài ra các nhà máy của Zojirushi japan, Canon … cũng hoàn toàn chỉ có nhà máy tạ Quốc gia khác (Thái Lan, Trung Quốc), nên khi sản xuất ra sản phẩm, buộc hàng Nội Địa Nhật phải ghi là Made in Thai Lan hoặc Made in China. Riêng nhà máy của Themos thì đến 90% đặt tại Trung Quốc, phần còn lại có còn sản xuất ở Nhật Bản nữa không hiện chưa có nguồn tin chính thức.
– Còn hàng xuất khẩu ra nước ngoài mẫu mã khác, bao bì khác nhưng chất lượng vẫn đảm bảo những tiêu chí nghiêm ngặt về sản phẩm mà Nhật đề ra gọi là (OME), nhưng đôi khi đã được (hoặc bị) chuẩn hóa theo yêu cầu tiêu chuẩn của chính Quốc gia đặt lô hàng sản xuất tại Nhật đó rồi xuất đi (Ví dụ: Sữa, bỉm. mỹ phẩm hay thậm chí là Máy móc…., nếu đích danh nêu tên không tiện tí nào, các mẹ cứ ngẫm, rồi ngầm so sánh hàng liên doanh, hay hàng Nhật xuất khẩu với hàng các mẹ dùng NHẬT CHUẨN NỘI ĐỊA đã mua ở Tokyo baby thì biết mà)
3.Các phần mềm tra mã CODE, và thực chất của vấn đề chất lượng mà sản phẩm được soi:
* Từ ngày được bạn bè rỉ tai, chiếc điện thoại chứa phần mềm “quý giá” soi mã Code để phát hiện hàng trôi nổi được nhiều chị em tin tưởng và mang đi theo mình khắp mọi nơi mỗi khi sắm đồ, đặc biệt là mua sữa cho con, bỉm cho con.
– Cô bạn thân của mình cũng vậy, tâm sự như sau :”Mới đầu cũng hoài nghi và chị thử đưa mã vạch của thỏi son mà chị xách tay từ Đức về, chị mừng khôn xiết khi phần mềm ghi nhận lại tên son và hãng, website cùng tên công ty sản xuất mỹ phẩm đó. Rồi tiện thể chị check một loạt những sản phẩm như chai dầu gội đầu thương hiệu của nước ngoài nhưng mua tại một cửa hàng hóa mỹ phẩm nọ trên phố thì thấy không hiện ra bất cứ một thông tin gì. Á à, chị tóm được nhé và chị cũng chỉ chắc mẩm rằng đó là những sản phẩm trôi nổi, không đáng tin. Từ đó, mỗi khi đi mua sữa chị đều chiếu qua phần mềm để kiểm tra nguồn hàng.
Tuy nhiên, ban đầu chị thích thú khi có trong tay một phần mềm “quyền năng” như vậy song sau vài lần thử, chị đã không còn giữ quan điểm như trước đây. Một lần, chị thử quét mã vạch của vỏ bao thuốc lá thì lại hiện ra trang web của một hãng nước hoa. Hoặc nhờ được anh bạn thân nối khố xách cho hộp Glico xịn từ Nhật sang mà soi mã vạch lại không cho kết quả khiến chị bị hoang mang. Thất vọng, chị đến cửa hàng chuyên đồ Nhật uy tín mà chị lâu nay vẫn tin tưởng để soi thử vài sản phẩm thì kỳ lạ thay, sản phẩm có báo kết quả, sản phẩm lại không có gì…?!!
4.Không nên tin tưởng hoàn toàn
Vâng, để giải mã cho hiện tượng trên, xin được giải thích như sau:
– Nếu thường xuyên cập nhật thông tin về công nghệ trên thế giới, các trang điện thoại thông minh, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp cụm từ Bar code, QR code.
Bar Code, QR Code là những dạng mạch vạch hai chiều có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch chuyên nghiệp hoặc một ứng dụng được tải về trên máy smartphone. Để tìm ra phần mềm này không khó, người dùng chỉ cần vào kho ứng dụng và tìm từ khóa để tải và sử dụng.
Barcode (hay còn gọi là mã vạch) là sự thể hiện thông tin nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể tham gia vào quá trình đọc được. Nội dung của mã vạch bao gồm những thông tin về sản phẩm như: Nước sản xuất, tên doanh nghiệp, lô hàng, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi vận chuyển hàng qua… QR code cũng hiểu nôm na là một dạng mã hóa chứa nhiều thông tin về sản phẩm hơn.
Người dùng chỉ cần chụp lại hình ảnh mã vạch trên sản phẩm và chờ phần mềm đọc kết quả…. !!!
Cả hai loại mã đó được đọc bởi phần mềm mang tên QR barcode reader, hiện đây là xu hướng mới cho người tiêu dùng NHƯNG không phải nhà sản xuất nào cũng cung cấp đủ các thông tin cho từng sản phẩm, và không phải nhà sản xuất nào, ngành hàng nào cũng sử dụng loại mã vạch này. Hơn cả, việc tạo mã rất đơn giản, chỉ bằng vài thao tác nhỏ, người dùng có thể tạo nên 1 mã riêng cho bản thân – đó là một hành động thể hiện cái tôi và có thể kết nối được bạn bè. Bạn hoàn toàn có thể chèn logo và màu sắc cho riêng thương hiệu mình. Nếu muốn cài cho chiếc Smart phone của bạn phần mềm thì khi Search tìm, đảm bảo bạn sẽ bị hoa mắt bởi “một rừng” phần mềm tra mã CODE
– Tóm lại, việc mua được sữa tốt, hàng thật cho con luôn là một điều mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, để trả lời về việc bậc phụ huynh có nên tin tưởng 100% vào phần mềm này hay không, anh Nguyễn Minh Đức, Giám đốc An ninh của BKAV cho rằng:”Một phần mềm phát triển tốt hay không dựa trên sự lớn mạnh, đầu tư của chính công ty, tập thể, cá nhân đứng đằng sau nó. Phần mềm tìm kiếm nhanh như vậy có khá nhiều tuy nhiên “lúc được lúc không” lại hoàn toàn dễ hiểu. Đó có thể là do cơ sở dữ liệu của phần mềm đó chưa có đủ thông tin để người dùng tra cứu, kiểm tra. Vì vậy việc tin tưởng 100% vào phần mềm này để tìm kiếm sản phẩm thật và giả là hoàn toàn không đủ căn cứ”.
– Với những hàng NỘI ĐỊA sản xuất tại Quốc gia nào đó của riêng họ, họ sx không có mục địch là bán ra thị trường khác trên thế giới. Nhưng vì sự tín nhiệm, khách du lịch, hay thương lái dùng cách này cách khác để mua sản phẩm NỘI ĐỊA của họ ra ngoài lãnh thổ để sử dụng, thì chẳng có lý do gì công ty, hay hãng sx ấy “có nhiệm vụ” bắt buộc phải cập nhật mã CODE cho cái công ty nào đó ở nước ngoài; để khi soi mã CODE thì phải hiển thị lên báo hàng chuẩn của họ cả
>>> Điều này nói vui như bạn sang Việt Nam bắt cóc em HOA HẬU ÁO DÀI VN sang Mỹ, rồi bắt buộc Nhà Trắng thừa nhận đây là Hoa hậu áo dài Việt Nam vậy (Một việc làm hài hước vô cùng). Nhà Trắng vui thì update báo cho bạn biết. Buồn thì họ sao phải báo, còn phía Việt Nam thì cũng không có nhu cầu nhất thiết phải xưng danh trong những tình huống nhu thế
===>>> Hiện có phần mềm cực kỳ dễ tra cứu, lại uy tín mà chúng em vẫn dùng để tìm thông tin về sản phẩm Nhật trên mạng
+ Gõ “google.co.jp”
+ gõ mã CODE đàng sau của sản phẩm lên trang Google Japan đó
->>> Thông tin sản phẩm sẽ ra hoàn toàn tiếng Nhật, tuy nhiên là những thông tin chuẩn và thông tin chính thống nhất (Các mẹ thông cảm, HÀNG NHẬT NỘI ĐỊA KHÔNG BAO GIỜ DIỄN GIẢI BẰNG NGÔN NGỮ NƯỚC KHÁC)
5.Hàng xách tay Nhật và Hàng vận chuyển hàng không
– Hàng sách tay do tiếp viên, có khi là nhờ được khách từ Nhật về Việt qua mối quan hệ riêng mua hộ ở Nhật về. Hàng này thường miễn thuế hàng tiêu dùng của nhật 8%, chỉ mất công vận chuyển “xách” về.
– Hàng chuyển Cargo: Vận chuyển qua đường không được tính theo khối lượng, trọng lượng của hàng hóa và thuế. Nếu chuyển hàng đều hàng tháng, đảm bảo hợp đồng số lượng từng tháng thì giá có “mềm” hơn chút. Tuy nhiên không thể nào đấu lại với hàng Container rồi.
Đặc điểm Hàng nội địa Nhật
-Toàn chữ Nhật, nếu bạn mua sản phẩm Hàn Quốc chắc có tiếng anh nhưng Nhật thì khác, toàn chữ Nhật, ngoài chữ Made in JAPAN, tinh thần dân tộc luôn đề cao.
– Tuy nhiên, nếu cả một sp có 1 hay vài bộ phận sp tại Quốc gia khác, họ cũng cẩn thận ghi chi tiết ra là cái gì sx ở ngoài, và cái gì sx ở nước họ =>>> Tuy nhiên, đã gắn mác HÀNG NỘI ĐỊA NHẬT CHUẨN thì khâu kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn của họ đề ra đều như nhau, hoàn toàn không có gì thay đổi
– Mỹ phẩm Nhật và các mặt hàng Hóa phẩm của Nhật không có hạn sử dụng, đa số Nhật kiểm soát hàng của họ bằng code nên các sản phẩm mà không sử dụng được nữa họ sẽ thu hồi và tiêu hủy sản phẩm. Vậy nên các sản phẩm vẫn còn bán trên thị trường có nghĩa là vẫn đảm bảo an toàn, hạn sử dụng 3 năm kể từ ngày mở nắp.
– Tiếp theo là sự ngộ nhận là hễ cứ nghĩ rằng mua tại bất cứ nơi đâu trên đất Nhật đều là hàng JDM, càng không phải đâu nha, hàng mà mua ở DUTY FREE sân bay vẫn chưa có thể gọi là hàng nội địa nhật 100% mà đôi khi nó được xem là hàng Nhật mua ở nước lân cận ( HÀNG OME)
KẾT LUẬN : Nói tóm lại chính phủ Nhật luôn đề cao và đi đầu cho các sản phẩm của Họ và 1 ngày tiến bộ không ngừng nghỉ, sản phẩm Nhật đáng để dùng thử, bạn thử comment xem bạn đã dùng em nào của Nhật rồi, bạn có ưng ý không ! Còn mình và toàn bộ nhân viên của Tokyo baby thì khỏi nói rồi. Chúng tớ đều là những con nghiện :))